Tích cực triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg về chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường

|
Views:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
TN&MT-Theo báo cáo số 30/BC-BTNMT ngày 20/03/2023 về kết quả công tác cải cách hành chính quý I năm 2023 của Bộ Tài nguyên và Môi trường. Bộ đã hướng dẫn, phối hợp với các Sở TN&MT triển khai các dịch vụ công thiết yếu, kết nối cơ sở dữ liệu đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư theo Đề án phát triển ứng dụng dữ liệu về dân cư, định danh và xác thực điện tử phục vụ chuyển đổi số quốc gia giai đoạn 2022-2025, tầm nhìn đến 2030.

Đến nay, Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường (CĐS) đã kết nối 57 tỉnh, thành phố với dữ liệu của 355/705 đơn vị cấp huyện, 4.829/10.599 đơn vị cấp xã với tổng số hơn 24 triệu thửa đất. Đối với 6 tỉnh chưa kết nối, Cục CĐS tiếp tục tham mưu Bộ quan tâm, chỉ đạo để hoàn thành.

Ghi nhận ở CĐS

Một trong những đơn vị tích cực thực hiện nhiệm vụ là Cục Chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường (CĐS). CĐS đã tham mưu Lãnh đạo Bộ thúc đẩy thực hiện thu thập, quản lý, xây dựng cơ sở dữ liệu và khai thác sử dụng thông tin dữ liệu TN&MT; hướng dẫn, hỗ trợ xây dựng, triển khai Chính quyền điện tử, các hệ thống quản lý văn bản đi đến, hồ sơ công việc; hệ thống dịch vụ công trực tuyến, một cửa điện tử và các phần mềm hỗ trợ công tác quản lý và điều hành công việc; hỗ trợ, theo dõi, đôn đốc công tác an toàn thông tin.

Tích cực triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg về chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường

Giải pháp chuyển đổi số ngành Tài nguyên Môi trường đề xuất theo hướng hiện đại, bảo mật, linh hoạt.

Việc kết nối cơ sở dữ liệu dân cư và cơ sở dữ liệu đất đai sẽ giúp người dân tra cứu các thông tin về đất đai; cơ quan nhà nước quản lý được các biến động về dân cư và đất đai trên điện tử. Đó là những dữ liệu đúng, đủ, sạch, sống phục vụ quản lý, người dân và an ninh quốc gia. Sự liên kết hai cơ sở dữ liệu này sẽ tháo gỡ vướng mắc khi thực hiện các thủ tục hành chính, dịch vụ công trực tuyến về đất đai...

Cục CĐS đã phối hợp với Trung tâm Dữ liệu quốc gia về dân cư - Cục C06, thống nhất nội dung thông tin, cấu trúc các dịch vụ (API) và giải pháp kỹ thuật kết nối, chia sẻ 18 trường thông tin dữ liệu giữa cơ sở dữ liệu đất đai với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ nghiệp vụ cư trú, các dịch vụ dữ liệu đã được tích hợp lên Nền tảng tích hợp, chia sẻ dữ liệu quốc gia.
Kết quả đến nay, đã kết nối 57 tỉnh, thành phố với dữ liệu của 355/705 đơn vị cấp huyện, 4.829/10.599 đơn vị cấp xã với tổng số hơn 24 triệu thửa đất. Đối với 6 tỉnh chưa kết nối, Cục CĐS tiếp tục tham mưu Bộ quan tâm, chỉ đạo để hoàn thành.
Cùng với đó, Cục CĐS đã tham gia, phối hợp với các đơn vị liên quan xây dựng dự thảo về quy trình làm giàu, làm sạch dữ liệu về đất đai, thông tin nhà ở trong Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia, tham mưu Bộ, nghiên cứu ý kiến của các bộ, ngành, địa phương. Bộ đã hoàn thiện và ban hành quy trình để triển khai thử nghiệm tại 4 đơn vị cấp huyện của TP. Hà Nội và tỉnh Hà Nam.

Tiếp tục đôn đốc hoàn thành và ưu tiên ngân sách

Đối với 6 tỉnh chưa kết nối, Bộ và Cục CĐS đã chỉ đạo, đôn đốc để hoàn thành. Đã tích hợp các dịch vụ dữ liệu dân cư quốc gia. Các đơn vị của Bộ tiếp tục hướng dẫn kỹ thuật, hỗ trợ các điều kiện cần thiết để kết nối, khai thác, sử dụng thông tin dữ liệu từ cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư, phục vụ xây dựng cơ sở dữ liệu đất đai và tài nguyên và môi trường. Đồng thời, phối hợp các bộ ngành xây dựng giải pháp làm sạch dữ liệu về đất đai, thông tin nhà ở trong cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; kết nối, xác thực với cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhà ở, giao dịch bất động sản.

Tích cực triển khai Quyết định số 06/QĐ-TTg về chuyển đổi số và Thông tin dữ liệu tài nguyên môi trường

Người dân thực hiện dịch vụ công trực tuyến

Dữ liệu đất đai là dữ liệu lớn, phạm vi cả nước, phức tạp với nhiều trường thông tin; biến động liên tục; dữ liệu đất đai do các tỉnh/thành phố xây dựng, nhiều nơi do chưa gắn cơ sở dữ liệu với hoạt động quản lý, giải quyết thủ tục hành chính, nghiệp vụ nên cơ sở dữ liệu đất đai nên chưa được cập nhật đầy đủ, kịp thời. Các thủ tục hành chính về đất đai không chỉ về đất ở mà còn cho sản xuất, đầu tư, phát triển kinh tế - xã hội.

Vì vậy, để thực hiện thành công hơn Đề án 06 của Chính phủ cần ưu tiên bố trí ngân sách cho các bộ, ngành, địa phương để thực hiện nhiệm vụ làm giàu, làm sạch dữ liệu về đất đai, thông tin nhà ở trong Cơ sở dữ liệu đất đai quốc gia; kết nối, xác thực với Cơ sở dữ liệu quốc gia về dân cư phục vụ công tác quản lý nhà nước về đất đai, nhà ở, giao dịch bất động sản cũng như giải quyết thủ tục hành chính của người dân, doanh nghiệp có liên quan đến đất đai, nhà ở. Bên cạnh đó, nâng cấp các thiết bị, hạ tầng bảo đảm an ninh, an toàn cần được quan tâm hơn.

Đặc biệt, cần nâng cao kỹ năng thực hiện dịch vụ công trực tuyến nêu trên trên Cổng Dịch vụ công quốc gia, Hệ thống thông tin giải quyết thủ tục hành chính cấp tỉnh còn hạn chế. Rà soát, xác minh, bổ sung thông tin nhà ở, địa chỉ số phục vụ “làm giàu, làm sạch” dữ liệu đất đai, kết nối chia sẻ sử dụng chung cho các Bộ, ngành và địa phương.

Ngành Tài nguyên và Môi trường đặt ra kỳ vọng sẽ hỗ trợ người dân, doanh nghiệp cắt giảm được điều kiện đầu tư kinh doanh, thủ tục kiểm tra chuyên ngành, tạo lập hành lang pháp lý đồng bộ, thống nhất, minh bạch. Thực hiện cung cấp dịch vụ công trực tuyến, nhất là trong lĩnh vực đất đai, môi trường cho người dân, doanh nghiệp.

(Theo Phạm Đoàn - https://tainguyenvamoitruong.vn/)

Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024

User Online: 17,092
Total visited in day: 4,800
Total visited in Week: 7,445
Total visited in month: 61,089
Total visited in year: 383,069
Total visited: 8,371,522