Trả lời Chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh

|
查看数次:
dark-mode-label OFF
Đọc bài viết
Thực hiện Công văn số 498/HÐND-TH ngày 26/7/2018 của Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang về việc trả lời Chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường xin báo cáo và trả lời như sau
Thực hiện Công văn số 498/HÐND-TH ngày 26/7/2018 của Thường trực HĐND tỉnh Bắc Giang về việc trả lời Chất vấn của đại biểu HĐND tỉnh. Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường xin báo cáo và trả lời như sau:
Câu 1:

Chất vấn của Đại biểu Phạm Thị Nhung - Tổ đại biểu HĐND tỉnh khu vực huyện Yên Dũng:
Trong những năm vừa qua, thực hiện chinh sách thu hút phát triển công nghiệp của tỉnh, nhiều diện tích đất nông nghiệp được thu hồ­i phục vụ cho sản xuất công nghiệp, tạo nhiều việc làm và tăng thu nhập cho người dân. Tuy nhiên trong quá trình cấp phép xây dựng và hoạt động, nhiều nhà máy chưa thực hiện tốt công tác vệ sinh môi trường, xả nước thải công nghiệp, khói, bụi, tiếng ồn... ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống sản xuất của nhân dân; trong đó có nhà máy mới đi vào hoạt động đã gây ô nhiễm môi trường, thiệt hại đến sản xuất của nhân dân xung quanh khu vực nhà máy.

Sở Tài nguyên và Môi trường xin được trả lời như sau:

Mặc dù công tác thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường đã được Sở Tài nguyên và Môi trường quan tâm, tham mưu UBND tỉnh ban hành Quyết định số 515/2015/QĐ-UBND quy định trình tự, thủ tục đánh giá tác động môi trường, kế hoạch bảo vệ môi trường, đề án bảo vệ môi trường và phương án cải tạo, phục hồi môi trường trong hoạt động khai thác khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bắc Giang: coi trọng chất lượng Hội đồng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường, tổ chức cho Hội đồng thẩm định đi khảo sát địa điểm thực hiện đự án để đánh giá hiện trạng và mối liên hệ với các hạng mục công trình xung quanh...
Tuy nhiên, thời gian qua vẫn còn xảy ra tỉnh trạng một số dự án mới đi vào hoạt động đã xả chất thải vượt chuẩn cho phép, gây ô nhiễm môi trường như Công ty TNHH Thạch Bàn; Công ty cổ phần phát triển công nghệ nông thôn; Công ty TNHH Shinsung Vina; Công ty TNHH Quốc tế Việt pan pacific. Thực tế trên cho thấy phản ánh của Đại biểu HĐND tỉnh là đúng.
Để xảy ra tình trạng trên là đo một số nguyên nhân sau:
•         Ý thức của doanh nghiệp trong việc đầu tư, xây dựng các công trình bảo vệ môi trường theo nội dung Báo cáo ĐTM đã được phê duyệt còn rất kém, chỉ tập trung đầu tư các hạng mục đem lại hiệu quả kinh tế như nhà xưởng, đây chuyền sản xuất để sớm đưa dự án vào hoạt động, thu hồi vốn; không chú trọng đầu tư các công trình bảo vệ môi trường, không lập kế hoạch vận hành thử nghiệm, hồ sơ đề nghị cơ quan có thẩm quyền kiểm tra, xác nhận trước khi đưa dự án vào vận hành..
•         Hoạt động đôn đốc, kiểm tra, giám sát thời gian qua đã được thực hiện thường xuyên, tuy nhiên hiệu quả chưa cao, một số đơn vi chưa đầu tư công trình xử lý chất thải đảm bảo, chưa được xác nhận hoàn thành công trình bảo vệ môi trường đã đưa dự án vào hoạt động; một số dự án được cấp phép xây dựng, tuy nhiên trong quá trình xây dựng hệ thống xử lý chất thải chưa được cơ quan chức năng kiểm tra, hướng dẫn kịp thời, khi triển khai vận hành công trình không đảm bảo yêu cầu về bảo vệ môi trường.
•         Một số đơn vi tư vấn xây dựng công trình xử lý chất thái tư vấn không đầy đủ, lựa chọn công nghệ không phù hợp, dẫn đến sau khi bàn giao công trình cho doanh nghiệp vận hành hoạt động không hiệu quả, thường xuyên phải cải tạo, nâng cấp.
Để khắc phục tình trạng trên, trong thời gian tới Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tích cực tăng cường hơn nữa đôn đốc, kiểm tra, hướng dẫn các dự án sau khi được phê duyệt báo cáo đánh giá tác động môi trường đầu tư các công trình xử lý chất thải, bảo vệ môi trường, lập hồ sơ đề nghị cơ quan có thêm quyền kiểm tra, xác nhận hoàn thành trước khi đưa dự án vào vận hành chinh thức, xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm theo quy định; đề nghị Chủ tịch UBND tỉnh đình chỉ hoạt động đối với các đơn vi cố tình vi phạm, thường xuyên gây ô nhiễm môi trường.
Đề nghị Sở Xây dựng, Ban quản lý các khu công nghiệp tỉnh, UBND các huyện, thành phố tăng cường theo đổi, kiếm tra, giám sát hoạt động của các dự án kể từ giai đoạn xây dựng đảm bảo các yêu cầu về bảo vệ môi trường theo quy định.
Tiếp tục tăng cường kiểm tra, đánh giá năng lực của các đơn vi tư vấn dịch vụ môi trường, thi công xây đựng công trình xử lý chất thải, công bố công khai các đơn vi tư vấn không đảm bảo năng lực, chất lượng tư vấn không đạt yêu cầu.

Câu 2:
Chất vấn của Đại biểu Vũ Mạnh Thắng - Tổ đại biểu HĐND tỉnh khu vực huyện Lạng Giang:
a, Hiện nay nhiều doanh nghiệp sử dụng đất đai trái với các quy định của pháp luật về quản lý và sứ dụng đất... Đề nghị Giám đốc Sở TNMT cho biết thực trạng, nguyên nhân, trách nhiệm, giải pháp chấm dứt tình trạng coi thường pháp luật của doanh nghiệp.

Nội dung này Sở Tài nguyên và Môi trường xin được trả lời như sau:
Thời gian qua, Sở Tài nguyên và Môi trường đã thực hiện nghiêm túc, quyết liệt công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý, sử dụng đất, kịp thời phát hiện và xử lý các tồn tại, sai phạm theo quy định của pháp luật; đã đôn đốc, xử phạt vi phạm hành chinh, yêu cầu các nhà đầu tư đẩy nhanh tiến độ dự án. Đến nay các tổ chức được thanh tra, kiểm tra đã dần đi vào hoạt động; một số nhà đầu tư không có năng lực đã thực hiện việc chuyển nhượng, liên doanh, liên kết, chuyển đổi mục tiêu đầu tư cho phù hợp với tình hình sản xuất kinh doanh.
Tuy nhiên, trong quá trình tổ chức thực hiện vẫn còn những tồn tại hạn chế trong công tác quản lý nhà nước như: một số tổ chức triển khai thực hiện dự án chậm so với tiến độ được phê duyệt, chậm đưa đất vào sử dụng, sử dụng đất được thuê không đúng quy định pháp luật...
 
Việc để xây ra tình trạng trên trách nhiệm trước hết thuộc về người sử dụng đất, sau đó là trách nhiệm của UBND cấp xã, huyện là cơ quan quản lý đất đai trực tiếp tại địa phương trong việc kịp thời phát hiện các hành vi vi phạm, công tác phối hợp, xử lý theo thẩm quyền và một phần trách nhiệm thuộc về Sở Tài nguyên và Môi trường trong việc không thường xuyên giám sát, đôn đốc các tổ chức sử dụng đất thực hiện đúng các quy định của pháp luật sau thanh tra, kiếm tra và xử lý chưa thực sự triệt để các hành vi vi phạm.
Để xảy ra tình trạng trên còn do một số nguyên nhân sau:
-       Vướng mắc về các chinh sách, pháp luật như: bất cập giữa Luật Đất đại và Luật Đầu tư nên có nhiều trường hợp giấy phép đầu tư bị thu hồi do đầu tư chậm, không đầu tư nhưng theo Luật Đất đai lại được gia hạn; một số trường hợp tài sản của Doanh nghiệp bị phát mại nhưng do hợp đồng giữa tổ chức tín dụng chưa chặt chẽ nên không có cơ sở thu hồi đất.
-       Quy định về xử phạt vi phạm hành chinh trong lĩnh vực đất đai còn một số khoảng trống, nhiều hành vi vi phạm pháp luật đất đai không có chế tài xử phạt.
-       Các dự án không thuộc diện nhà nước thu hồi đất, nhà đầu tư phải tự thỏa thuận với chủ sử dụng đất về mức giá bồi thường nên công tác bồi thường, giải phóng mặt bằng của các nhà đầu tư gặp rất nhiều khó khăn dẫn tới kéo dài thời gian hoàn thiện các thủ tục về đất đai, nhiều dự án đầu tư chậm.

Giải pháp trong thời gian tới:

-       Tiếp tục tham mưu UBND tỉnh có cơ chế tháo gỡ những khó khăn, vướng mắc tạo điều kiện cho các nhà đầu tư tiếp cận nhanh với đất đai. Tập trung thực hiện cải cách hành chinh, giúp cho doanh nghiệp thuận lợi, rút ngắn thời gian để đầu tư nhà xưởng, sớm đưa dự án vào hoạt động.
-       Xem xét đồng bộ về nhu cầu sử dụng đất, hiệu quả và tính khả thi của dự án, khả năng thực sự của nhà đầu tư để tham mưu UBND tỉnh chấp thuận đầu tư.
-       Phối hợp chặt chế với Sở Kế hoạch và Đầu tư, Cục Thuế, UBND các huyện, thành phố tăng cường công tác thanh, kiểm tra việc chấp hành chinh sách pháp luật về đất đai, nghĩa vụ tài chinh và chinh sách pháp luật khác có liên quan đối với các dự án đầu tư; thường xuyên đôn đốc các chủ đầu tư thực hiện dự án đúng tiến độ, thực hiện nghiêm nghĩa vụ với Nhà nước; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm. Trường hợp phải thu hồi đất, tiến hành thiết lập hồ sơ thu hồi trình UBND tỉnh thu hồi đất theo quy định.

b, Thực trạng quản lý đất lâm nghiệp trong thời gian dài bộc lộ nhiều tồn tại, hạn chế dẫn đến tình trạng tranh chấp, khiếu kiện phức tạp. Đề nghị Giám đốc sở TNMT cho biết thực trạng, nguyên nhân, trách nhiệm, giải pháp khắc phục tồn tại, hạn chế, nâng cao chất lượng công tác quản lý đất lâm nghiệp.

Nội dung này Sở Tài nguyên và Môi trường xin được trả lời như sau:
Hiện nay việc quản lý đất lâm nghiệp trên địa bàn chưa được chặt chẽ; hồ sơ tài liệu phục vụ cho công tác quản lý không đầy đủ, cập nhật chưa kịp thời.
Việc quản lý, giao và cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất đối với diện tích đất có nguồn gốc từ các nông, lâm trường bàn giao về địa phương còn chậm, quản lý chưa chặt chẽ, còn có sai phạm.
Còn để xảy ra nhiều tình trạng tranh chấp, lấn chiếm đất lâm nghiệp giữa nhân dân với các tổ chức được giao, cho thuê đất. UBND các huyện chưa chủ động bố trí nguồn kinh phí và tổ chức thực hiện việc cắm mốc xác định ranh giới nhằm giảm lấn chiếm, tranh chấp của người dân.
Công tác tuyên truyền, phổ biến chinh sách pháp luật liên quan đến công tác quản lý, sử dụng đất lâm nghiệp cho nhân dân trên địa bàn chưa được quan tâm thường xuyên.
Đề xảy ra tình trạng này, trách nhiệm chinh thuộc về chủ sử dụng đất sau khi được giao, thuê đã không quản lý, sử dụng trong thời gian dài dẫn đến tình trạng lấn chiếm, tranh chấp với các chủ sử dụng đất liền kề, đặc biệt là các Lâm trường, Công ty lâm nghiệp được giao, cho thuê diện tích rất lớn nhưng không quản lý được để người dân lấn chiếm từ nhiều năm trước đây. UBND cấp xã, cấp huyện cũng chưa thường xuyên đôn đốc, nhắc nhở các chủ sử dụng đất lâm nghiệp thực hiện cắm mốc, tự bảo vệ quyền sử dụng đất của mình; hướng dẫn thủ tục đăng ký, cấp giầy CNQSD đất...
     Giải pháp trong thời gian tới:
-       Sở sẽ tham mưu UBND tỉnh văn bản yêu cầu UBND cấp xã, cấp huyện rà soát, thống kê lại toàn bộ quỹ đất lâm nghiệp hiện có trên địa bàn; tiếp nhận bàn giao diện tích đất lâm nghiệp UBND tỉnh đã thu hồi của các Lâm trường, Công ty Lâm nghiệp, Ban quản lý rừng bàn giao về cho địa phương quản lý; hoàn chỉnh phương án giao đất, giao rừng cho các hộ gia đình cá nhân theo quy định, tiến tới hoàn chỉnh việc lập hồ sơ cấp GCNQSD đất lâm nghiệp cho người dân trên địa bàn.
-       Phối hợp với các Công ty, Ban quản lý rừng giải quyết các tồn tại sau khi UBND tỉnh đã có các quyết định thu hồi đất, giao đất, cho thuê đất đối với các Công ty.
-       Chủ động nắm bắt, rà soát đơn thư của người dân liên quan  đến đất lâm nghiệp trên địa bàn huyện, giải quyết theo thẩm quyền hoặc hướng dẫn người dân đến cơ quan có thẩm quyền giải quyết.
-       Yêu cầu các Công ty lâm nghiệp, Ban quản lý rừng thực hiện nghiêm túc các nội dụng của phương án đầu tư phát triển rừng bền vững trên địa bản đã được UBND tỉnh chấp thuận đầu tư; đẩy nhanh tiến độ trồng rừng và tăng cường công tác quản lý, bảo vệ rừng theo đúng Đề án đã được UBND tỉnh phê duyệt. Chủ động phối hợp với UBND các huyện, các xã và cơ quan liên quan rà soát lại các hợp đồng khoanh nuôi bảo vệ rừng với các hộ dân trước đây, để lập phương án bồi thường tài sản trên đất và chi phí khoanh nuôi bảo vệ rừng theo quyết định cho thuê đất của UBND tỉnh.

Câu 3:
Chất vấn của Đại biểu Vũ Thị Thu Hiền - Tổ đại biểu HĐND tỉnh khu vực thành phố Bắc Giang
Dồn điền, đổi thừa là chủ trương lớn, nhằm khuyến khích người dân tích tụ ruộng đất, tạo tiền đề ứng dụng công nghệ cao trong sản suất nông nghiệp, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sự phát triển theo hướng sản xuất hàng hóa. Chủ trương này đã dược nhân dân đồng tình hưởng ứng và được nhiều địa phương triển khai thực hiện đạt kết quả cao. Tuy nhiên theo phản ánh của cử trì, việc cấp Giấy chứng nhận quyển sử dụng đất sau dồn điền, đổi thửa vẫn diễn ra khá chậm, gây khó khăn cho công tác quản lý, đồng thời làm ảnh hưởng đến tâm lý của nhân dân, nhân dân không yên tâm đầu tư sản xuất trên các diện tích đã dồn, đổi,
Đề nghị ông Giám đốc Sở cho biết thực trạng, nguyên nhân và giải pháp trong thời, gian tới.

Nội dung này Sở Tài nguyên và Môi trường xin được trả lời như sau
Theo kế hoạch của UBND tỉnh, trên địa bàn toàn tỉnh phải thực hiện dồn điền, đổi thửa với tổng diện tích 17.250,6 ha. UBND các huyện, thành phố đã chủ động, tích cực triển khai tổ chức thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa và đạt được kết quả nhất định. Tính đến tháng 7/2018 trên địa bàn toàn tỉnh đã dồn điền, đổi thửa, giao ruộng trên thực địa được 14.597 ha (trong đó kết quả thực hiện của kế hoạch số 84/KH-UBND là 10.935 ha; kết quả thực hiện của Kế hoạch 273/KH- UBND là 3.662 ha) đạt 85% kế hoạch tỉnh giao so với cả giai đoạn.
Diện tích dồn điền, đổi thửa, giao ruộng trên thực địa lớn, tuy nhiên công tác đo đạc, cấp Giấy chứng nhận quyền sử dụng đất sau dồn điền, đôi thửa thực hiện đạt kết quả thấp, tiễn độ chậm. Tính đến hết tháng 6/2018 kết quả đo đạc đạt khoảng 93% nhưng kết quả cấp Giấy chứng nhận mới đạt khoảng trên 30% diện tích cần cấp (Thành phố Bắc Giang chưa cấp). Việc chậm cấp Giấy chứng nhận dẫn đến khó khăn cho công tác quản lý nhà nước về đất đai, không đảm bảo được quyền và lợi ích hợp pháp của người sử dụng đất, tiềm ẩn nguy cơ khiếu kiện phức tạp, khó giải quyết. Như vậy, nội dung phản ánh của Đại biểu HĐND tỉnh là đúng.
Tiến độ cấp giấy chứng nhận sau dồn điền, đổi thửa chậm là do một số nguyên nhân sau:
-       Thời gian đầu thực hiện công tác dồn điền, đổi thửa theo kế hoạch 84/KH- UBND của UBND tỉnh (giai đoạn 2014-2016) chưa có kinh phí để thực hiện ngay việc đo đạc, cấp giấy chứng nhận đối với diện tích đã dồn đổi;
-       Cấp ủy, chính quyền một số địa phương chưa thực sự quan tâm, chưa quyết liệt chỉ đạo, chưa có giải pháp cụ thể, phù hợp. Cơ quan chuyên môn chỉ chú trọng chỉ đạo đo đạc, chưa quan tâm đến cấp giấy chứng nhận; không thường xuyên kiểm tra, nắm bắt tiến độ, tháo gỡ các khó khăn vướng mắc từ cơ sở; còn có tư tưởng phó mặc cho đơn vi tư vấn.
-       Nhiều đơn vị tư vấn không tích cực triển khai, yếu về năng lực nhưng lại nhận khối lượng công việc lớn, không phối hợp tốt với chính quyền cơ sở.
-       Việc dồn điền, đổi thửa không đúng hướng dẫn; phương án và thực địa có sự sai lệch; dồn điền, đổi thửa nhưng không kịp thời đo đạc, triển khai cấp giấy ngay dẫn đến tiếp tục có biến động...
-       Khối lượng cần đo đạc, cấp GCNQSDĐ lớn nhưng cán bộ làm công tác chuyên môn thiếu, nghiệp vụ còn hạn chế.
Giải pháp thực hiện trong thời gian tới:
       Sở Tài nguyên và Môi trường sẽ tích cực hơn nữa, thường xuyên đi kiểm tra, đôn đốc các địa phương tổ chức triển khai thực hiện nghiêm chỉ đạo của Chủ tịch UBND tỉnh. Yêu cầu các địa phương:
-       Tổ chức Hội nghị, đánh giá, kiểm điểm việc thực hiện công tác dồn điền đổi thửa, công tác đo đạc, cấp Giấy chứng nhận sau dồn điền đổi thửa; tìm ra các giải pháp phù hợp để thực hiện, hoàn thành việc dồn điền đổi thửa theo kế hoạch đã đề ra.
-       Đưa công tác đo đạc, cấp Giấy chứng nhận sau dồn điền, đổi thửa là nhiệm vụ trọng tâm, xây dựng và giao chỉ tiêu kế hoạch cụ thể, gắn trách nhiệm cho người đứng đầu; Hàng tháng, hàng quý kiểm điểm kết quả chi tiết, có đánh giá, xếp loại... Phấn đấu đến hết năm 2019 hoàn thành cấp Giấy chứng nhận đối với diện tích đã dồn điền, đổi thửa theo kế hoạch 84/KH-UBND; đối với diện tích dồn điền, đổi thửa giai đoạn 2017- 2018 theo kế hoạch 273/KH-UBND đề nghị sau khi giao ruộng trên thực địa xong cần tập trung đo đạc, cấp giầy chứng nhận ngay cho nhân dân. Chủ tịch UBND các huyện, thành phố phải chịu trách nhiệm trước Chủ tịch UBND tỉnh nếu không hoàn thành hoặc để xảy ra tranh chấp, khiếu kiện liên quan đến công tác này.

Câu 4:
Chất vấn của Đại biểu Hoàng Mi Ca - Tổ đại biểu HĐND tỉnh khu vực huyện Sơn Động:
Qua tiếp xúc cử tri và thực tế hiện nay cho thấy, công tác quản lý nhà nước về đất đai, tài nguyên khoáng sản, môi trường còn một số tồn tại, hạn chế nhưng chưa được xử lý, khắc phục kịp thời (việc thu hồi đất, chuyển mục đích sử dụng đất để thực hiện các công trình, dự án; việc quản lý hoạt động khai thác khoáng sản; việc xử lý các vụ việc liên quan đến đất đai, tài nguyên khoáng sản;...).
Đề nghị Giám đốc Sở Tài nguyên và Môi trường cho biết nguyên nhân, trách nhiệm và giải pháp trong thời gian tới?

Nội dung này Sở Tài nguyên và Môi trường xin được trả lời như sau:
Với vai trò tham mưu UBDN tỉnh quản lý nhà nước trong lĩnh vực tài nguyên và môi trường, Sở đã tham mưu HĐND, UBND tỉnh ban hành nhiều văn bản pháp luật phù hợp, kịp thời, đúng quy định, giúp cho công tác quản lý đất đai, khoảng sản, môi trường đã dần đi vào nề nếp và có hiệu quả, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội trên địa bàn tỉnh; tuy nhiên do tính chất đặc thù, nên vẫn còn để xẩy ra một số tồn tại, hạn chế, điển hình như: 
-       Vẫn còn để xảy ra tình trạng nhiều dự án được giao đất, cho thuê đất nhưng chủ sử dụng đất chậm đầu tư, chậm đưa đất vào sử dụng, sai mục đích, xây dựng công trình không phép. Để người dân lấn chiếm, tự ý chuyển mục đích sử đụng đất, xây đựng nhà trái phép trên đất nông nghiệp... .
-       Tình trạng khai thác khoáng sản sai phép, trái phép vẫn còn diễn ra, nhất là việc khai thác trái phép cát, sỏi lòng sông, gây sạt lở đất đai, thất thoát tài nguyên mà chưa được các cấp chính quyền xử lý kịp thời.
-       Vẫn còn để xẩy ra tình trạng dự án sản xuất đi vào hoạt động mà chưa hoàn thành các thủ tục về bảo vệ môi trường, chưa có công trình bảo vệ môi trường, xả chất thải vượt tiêu chuẩn cho phép, gây ô nhiễm môi trường. Tình trạng ô nhiễm môi trường tại khu vực nông thôn, các làng nghề chậm được khắc phục, các khu xử lý rác thải của các huyện, xã chưa được đầu tư bài bản, nhiều khu có dấu hiệu quá tải...
Việc để xẩy ra vi phạm nhưng không kịp thời phát hiện, ngăn chặn, xử lý hoặc phát hiện nhưng xử lý không nghiêm dẫn đến phát sinh đơn thư, khiếu nại, khiếu kiện, gây: bức xúc trong dư luận và quần chúng nhân dân.
Từ thực tế trên cho thấy nội dung phản ánh của Đại biểu HĐND tỉnh là đúng.
Để xảy ra tình trạng nêu trên, có nhiều nguyên nhân, trong đó nổi lên một số nguyên nhân chính đó là:
-       Cấp ủy, chính quyền cơ sở chưa thực sự quan tâm đến công tác quản lý đất đai, vẫn còn tồn tại biểu hiện buông lỏng quản lý, né tránh, e ngại trong công tác xử ly vi phạm; chưa phát hiện và xử lý kịp thời các hành vi vi phạm.
-       Sự phối hợp trong quản lý, bảo vệ khoáng sản chưa khai thác giữa các cấp, các ngành còn chưa chặt chẽ. Ý thức chấp hành pháp luật của một số tổ chức, cá nhân còn chưa tốt. Đội ngũ cán bộ quản lý về lĩnh vực khoáng sản từ cấp tỉnh đến cấp huyện, cấp xã còn thiếu về số lượng, bạn chế về trình độ chuyên môn, chưa đáp ứng được yêu cầu.
-       Một số quy định của pháp luật về bảo vệ môi trường còn thiếu đồng bộ (trong đầu tư, xây dựng, môi trường); chưa đầy đủ (như tiêu chuẩn, kỹ thuật, công nghệ xử lý chất thải, cơ chế chính sách khuyến khích ưu đãi xã hội hóa trong đầu tư về bảo vệ môi trường). Đầu tư cho công tác bảo vệ môi trường chưa được chú trọng, hạ tầng thu gom, xử lý rác thải, thoát và xử lý nước thải chưa đáp ứng được yêu cầu thực tế; hạ tầng môi trường làng nghề chưa được quan tâm đầu tư...
Để xây ra tình trạng trên, trách nhiệm trực tiếp thuộc về chính quyền địa phương từ cấp huyện đến cấp xã và sau đó là của Sở Tài nguyên và Môi trường do chưa thực hiện hết trách nhiệm, thẩm quyền theo quy định của pháp luậ về quản lý đất đai, khoáng sản, bảo vệ môi trường. Sự phối hợp trong quản lý nhà nước giữa các sở, ngành và địa phương còn chưa chặt chẽ và thường xuyên (trong chấp thuận đầu tư, cấp phép xây dựng, đánh giá tác động môi trường).
Để chấn chỉnh và tăng cường công tác quản lý nhà nước về đất đai, khoáng sản và môi trường, trong thời gian tới Sở Tài nguyễn và Môi trường sẽ thực hiện tốt một số giải pháp sau:
-       Đẩy mạnh tuyên truyền, phổ biến, giáo dục pháp luật về đất đai, khoáng sản và môi trường với mọi tầng lớp nhân dân, để người dân hiểu và chấp hành tốt các quy định của pháp luật.
-       Đề nghị UBND các cấp và tổ chức thực hiện nghiêm Kế hoạch số 41/KH- UBND ngày 10/04/2018 của UBND tỉnh thực hiện Chỉ thị số 01/CT-TTg ngày 03/01/2018 của Thủ tướng Chinh Phủ về chấn chỉnh, tăng cường công tác quản lý đất đai và xây dựng hệ thống thông tin đất đai.
-       Tăng cường công tác lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy, chính quyền địa phương và gắn vai trò, trách nhiệm người đứng đầu địa phương trong quản lý đất đai, khoáng sản, môi trường trên địa bàn; kiểm điểm trách nhiệm người đứng đầu các địa phương để xẩy ra nhiều vi phạm gây bức xúc trong nhân dân mà không kịp thời giải quyết, báo cáo.
-       Yêu cầu thực hiện nghiêm túc Thông báo kết luận số 96-TB/TU ngày 05/10/2016 của Thường trực Tỉnh ủy tại hội nghị giao ban với bí thư các huyện ủy, thành ủy, đảng ủy trực thuộc Tỉnh ủy, chủ tịch UBND các huyện, thành phố và thủ trưởng, giám đốc một số sở, ban, ngành tỉnh, quý II/2016 (Người đứng đâu cấp ủy, chính quyền cấp huyện, cấp xã thực hiện nghiêm chế độ đi thực tế kiểm tra về công tác quản lý đất đai, bảo vệ môi trường ở địa phương, ít nhất 01 lần/tháng đối với cấp huyện, ít nhất 01 lần/tuần đối với cấp xã để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh, xử lý các vi phạm theo thẩm quyền, đề xuất cấp trên những vấn đề phức tạp.
-       Tăng cường công tác phòng ngừa, kiểm soát các nguồn gây ô nhiễm môi trường đối với các dự án sản xuất công nghiệp có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao. Kiểm soát chặt chẽ, ngăn ngừa triệt để tình trạng xả thải nước thải chưa qua xử lý; tham mưu khuyến khích lựa chọn công nghệ sạch, thân thiện môi trường. Tham mưu đẩy nhanh tiến độ lựa chọn nhà đầu tư dự án Nhà máy xử lý rác thải phát điện tại thành phố Bắc Giang trong năm 2018, đưa vào hoạt động trong năm 2019.
-       Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, kiên quyết xử lý đối với các trường hợp vì phạm; tập trung, kiên quyết xử lý hoặc tham mưu xử lý đối với cán bộ, công chức để xẩy ra sai phạm trên địa bàn.

So TN&MT

Thứ hai, 20 Tháng 05 Năm 2024

User Online: 13,352
Total visited in day: 7,109
Total visited in Week: 9,754
Total visited in month: 63,398
Total visited in year: 385,378
Total visited: 8,373,831